CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ DKT

NHÀ PHÂN PHỐI THIẾT BỊ GIAO THÔNG VÀ BẢO HỘ

(0)

CÔNG DỤNG CỦA GỜ GIẢM TỐC CAO SU

– Gờ giảm tốc được bố trí trên mặt đường bê tông nhựa, bê tông xi măng hoặc mặt đường láng nhựa, thấm nhập nhựa còn tốt, bề rộng mặt đường từ 2.5m trở lên và có xe lưu thông qua điểm giao cắt, trường hợp bề rộng mặt đường nhỏ hơn 2.5m, tùy theo mức độ cần thiết có thể vận dụng cho phù hợp. Gờ giảm tốc thường được kết hợp với các loại cảnh báo khác như biển báo, đèn tín hiệu, chuông, còi, cần chắn tự động… để thu hút sự chú ý của người tham gia giao thông

gờ giảm tốc khu công nghiệp

gờ giảm tốc được làm bằng chất liệu cao su chịu được lực trọng tải lớn

 

– Gờ giảm tốc trên đường nên bố trí ở vị trí giao cắt có điện chiếu sáng, bảo đảm dễ dàng nhìn thấy gồ (kể cả ban đêm). Khi có gồ giảm tốc, phải bố trí biển W221b (đường có gồ giảm tốc).

– Kích thước gờ giảm tốc (chiều cao, chiều rộng) được xác định tùy theo thành phần dòng xe, loại xe tải lớn nhất và tiến hành xây dựng thí điểm; đồng thời theo dõi, đánh giá để kịp thời điều chỉnh đảm bảo an toàn. Vị trí gồ giảm tốc cách mép ray ngoài cùng một khoảng cách tối thiểu bằng chiều dài phương tiện lớn nhất được phép lưu thông (thông thường là 25m).

 

Các loại gờ giảm tốc được sử dụng hiện nay

– Có 3 dòng gờ giảm tốc trên thị trường : gờ giảm tốc làm bằng thép, gờ giảm tốc làm bằng cao su, gờ giảm tốc làm bằng bê tông
Đa phần gờ giảm tốc được làm bằng chất liệu cao su chịu được lực trọng tải lớn. Bởi cao su có độ bền cao, thẩm mỹ đẹp, dễ tháo, lắp đặt. Cách bố trí lắp đặt gờ giảm tốc cao su : hầm xe, bãi xe, hầm xe siêu thị, ngã tư, ngã ba, dốc, đèo, cổng bệnh viện, cổng cơ quan…